Chào mừng các bạn đến với trang Web trường THCS Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội

Trang nhất » Video - clips » Video - clips » HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ

Bài giảng E-Learning - GV Nguyễn Thị Mến

Hãy chia sẻ cảm xúc của bạn
Đã xem: 1821
Thích:
Không thích: 0
Tiếng việt 7
Ngày soạn: 8/9/2021
Chuyên đề 1: Ứng dụng một số kỹ thuật dạy học trên phần mềm zoom qua tiêt Thực hành tiếng Việt
(2 tiết: Từ tiết 6 đến tiết 7)

B1. Lựa chọn nội dung xây dựng chuyên đề
a. Cơ sở lựa chọn chuyên đề
- Căn cứ khung  phân phối chương trình  cấp THCS của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Căn cứ thông tư Số: 26/2020/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 8 năm 2020 về việc  sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Căn cứ sách giáo khoa và sách giáo viên theo nội dung chương trình GDPT mới.
b. Thời gian dự kiến.
Tiết Bài dạy Ghi chú
6 Thực hành tiếng Việt – Từ đơn, từ phức  
7 Thực hành tiếng Việt- Luyện tập vận dụng
B2. Xác định chuẩn kiến thức kĩ năng
A. MỤC TIÊU
1. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được các kiểu cấu tạo của từ tiếng Việt: từ đơn và từ phức (từ đơn, từ láy), chỉ ra được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong câu, đoạn văn;
- Nhận biết được nghia của từ ngữ, hiểu được nghĩa của một số thành ngữ thông dụng, nhận biết và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong văn bản.
- Ôn lại các đơn vị kiến thức về từ đơn, từ phức đã tìm hiểu ở tiết học trước.
- HS nhận biết được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó (đặt câu với các từ cho trước);
- HS nhận biết và nêu tác dụng của một số biện pháp tu từ đặc sắc trong VB Nếu cậu muốn có một người bạn.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, và sử dụng một số thao tác trong zoom để tăng tương tác.
b. Năng lực riêng biệt:
  - Năng lực nhận diện từ Hán Việt, các phép tu từ và tác dụng của chúng.
3. Phẩm chất:
  - Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
B4. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và hệ thống câu hỏi, bài tập
NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG
Vận dụng thấp Vận dụng cao
Nhận diện từ đơn, từ phức qua ví dụ.
Tìm các đơn vị kiến thức theo yêu cầu của GV có xuất hiện trong VB đã học.
Dựa vào kiến thức đã hình thành, các con tìm thêm các ví dụ trong các VB khác hoặc ngoài cuộc sống.
Nêu được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong miêu tả nhân vật.
Giải thích được nghĩa của các từ đơn giản đến khó ( từ Hán Việt). Rút ra được các cách giải thích nghĩa có thể áp dụng.
 
Viết được đoạn văn vận dụng các đơn vị kiến thức đã được hình thành. Sáng tạo trong hình thức thể hiện yêu cầu của đề bài. ( Vẽ tranh, làm thơ, viết truyện…để thể hiện cảm xúc)
- Câu hỏi định tính và định lượng: Câu tự luận trả lời ngắn, phiếu làm việc nhóm.
- Các bài tập thực hành: Bài trình bày (bài nghị luận, ...)
B4: Biên soạn câu hỏi, bài tập minh họa
NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG
Vận dụng thấp Vận dụng cao
Câu 1: Điền các từ in đậm trong đoạn văn vào ô thích hợp.
Câu 2: Từ đơn, từ phức là gì?
Câu 3: Từ ghép, từ láy là gì?
Câu 4: Tìm thêm các từ láy mô phỏng âm thanh có trong văn bản 1.
Câu 5: Tìm các từ láy có trong VD.
Câu 6: Tìm các câu văn có hình ảnh so sánh trong VB 1, VB 2.
Câu 7: Phiếu BT trắc nghiệm củng có kiến thức.
Câu 1: Phân biệt từ đơn, từ phức?
Câu 2: Phân biệt từ ghép, từ láy?
Câu 3: Đặt câu với thành ngữ hoặc từ cho sẵn.
Câu 4: Nêu được tác dụng của việc sử dụng từ láy.
Câu 5: Tác dụng của việc sử dụng phép tu từ so sánh, lặp từ.
 
Câu 1: Viết đoạn văn có sử dụng từ ghép và từ láy. Câu 1: Từ đề bài viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật… em có thể dung
B5: Xây dựng tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
I. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Sưu  tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học.
+ Thiết kể bài giảng điện tử.
+ Chuẩn bị phiếu học tập và dự kiến các nhóm học tập.
+ Các phương tiện: Máy vi tính, ...
+ Học liệu: Video clips, tranh ảnh, bài thơ, câu nói nổi tiếng liên quan đến chủ đề.
- Học sinh:
- Đọc trước và chuẩn bị các văn bản SGK.
- Sưu tầm tài liệu liên quan đến chủ đề.
- Thực hiện hướng dẫn chuẩn bị học tập chủ đề của GV.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não, thảo luận.                          
- Kĩ thuật trình bày một phút.
- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn.                                            
 - Gợi mở                                           - Nêu và giải quyết vấn đề
- Thảo luận nhóm                               - Giảng bình, thuyết trình
B6. Thực hiện hoạt động dạy học chủ đề.
A. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được các kiểu cấu tạo của từ tiếng Việt: từ đơn và từ phức (từ đơn, từ láy), chỉ ra được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong câu, đoạn văn;
- Nhận biết được nghia của từ ngữ, hiểu được nghĩa của một số thành ngữ thông dụng, nhận biết và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong văn bản.
- Ôn lại các đơn vị kiến thức về từ đơn, từ phức đã tìm hiểu ở tiết học trước.
- HS nhận biết được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó (đặt câu với các từ cho trước);
- HS nhận biết và nêu tác dụng của một số biện pháp tu từ đặc sắc trong VB Nếu cậu muốn có một người bạn.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, và sử dụng một số thao tác trong zoom để tăng tương tác.
b. Năng lực riêng biệt:
  - Năng lực nhận diện từ Hán Việt, các phép tu từ và tác dụng của chúng.
3. Phẩm chất:
  - Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo n;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Máy tính, và các thiết bị trong dạy học trên zoom.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi; thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính bảng hoặc máy vi tính) để học trên zoom.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. KHỞI ĐỘNG – Tiết 6
- GV đặt yêu cầu nhớ lại kiến thức tiếngViệt từ tiểu học và trả lời: Phân loại theo cấu tạo, tiếng việt có những từ loại nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và trả lời.
- Dự kiến sản phẩm: Theo cấu tạo: từ đơn, từ ghép, từ láy;
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Ở Tiểu học, các em đã được học về tiếng và từ. Tuy nhiên để giúp các em có thể hiểu sâu hơn và sử dụng thành thạo hơn từ tiếng việt, cô sẽ hướng dẫn cả lớp tìm hiểu trong bài Thực hành tiếng Việt.
II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm từ đơn, từ phức
 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1 :
ớc 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn
Chia lớp thành 4 nhóm, hãy ghép các từ ở cột phải với các từ ở cột trái để miêu tả Dế Mèn cho phù hợp:
A                                                       B
Vuốt   Nhọn hoắt
Cánh Rung rinh
Người Hủn hoẳn
răng Đen nhánh
  Bóng m
  Ngoàm ngoạp
- Gv yêu cầu HS quan sát lại bảng trên và đặt câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về các từ ở cột A và cột B?
+ Em nhận thấy từ ghép và từ láy có gì giống và khác nhau?
- HS thực hiện nhiệm vụ
ớc 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ
- Dự kiến sản phẩm:
  • Vuốt – nhọn hoắt
  • Cánh – hủn hoẳn
  • Người – rung rinh, bóng m
  • Răng – đen nhánh, ngoằm ngoạp
ớc 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
ớc 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng.
GV chuẩn kiến thức:
- Các từ ở cột A có 1 tiếng, đó là từ đơn. Các từ ở cột B có 2 tiếng, đó là từ ghép.
- Các từ ghép có quan hệ với nhau về nghĩa như: đen nhánh, bóng mỡ, nhọn hoắt  từ ghép
- Các từ lặp lại âm đầu (rung rinh, hủn hoẳn, ngoằm ngoạp), không có quan hệ với nhau về nghĩa  từ láy.
- GV yêu cầu HS rút ra khái niệm về từ đơn, từ ghép, từ láy.
1. Từ đơn và từ phức
- Từ đơn do một tiếng tạo thành, còn từ phức do hai hay nhiều tiếng tạo thành
- Từ phức:
+ Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau.
+ Từ láy là những từ phức được tạo ra nhờ phép láy âm
 
NV2
ớc 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS làm bài tập nhanh
Bài tập thêm: Hãy chỉ ra các từ đơn, từ ghép, từ láy trong câu thơ sau:
Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
- HS thực hiện nhiệm vụ
ớc 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ
- Dự kiến sản phẩm:
  • Từ đơn: ta, ơi, biển, lúa, đâu, trời, đẹp, hơn
  • Từ ghép: Việt Nam, đất nước
  • Từ láy: mênh mông
ớc 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
ớc 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng.
Bài tập
- Từ đơn: ta, ơi, , đâu, trời, đẹp, hơn
- Từ ghép: Việt Nam, đất nước, biển lúa
- Từ láy: mênh mông
 



Hoạt động 2: Tìm hiểu biện pháp tu từ so sánh
 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV3: Tìm hiểu biện pháp tu từ so sánh
ớc 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS quan sát vi dụ:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan
? Những tập hợp từ nào chứa hình ảnh so sánh? Những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau?
? Dựa vào cơ sở nào để có thể so sánh như vậy? So sánh như thế nhằm mục đích gì? (Hãy so sánh với câu không dùng phép so sánh)
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về so sánh
- HS thực hiện nhiệm vụ
ớc 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ
- Dự kiến sản phẩm:
* Tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh:
+ Trẻ em như búp trên cành.
* Các sự vật, sự việc được so sánh:
+ Trẻ em đc ss với búp trên cành.

ớc 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
ớc 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng.
GV chuẩn kiến thức
* Cơ sở để so sánh:
Dựa vào sự tương đồng, giống nhau về hình thức, tính chất, vị trí, giữa các sự vật, sự việc khác.
+ Trẻ em là mầm non của đất nước tương đồng với búp trên cành, mầm non của cây cối. Đây là sự tương đồng cả hình thức và tính chất, đó là sự tươi non, đầy sức sống, chan chứa hi vọng.
- Mục đích: Tạo ra hình ảnh mới mẻ cho sự vật, sự việc gợi cảm giác cụ thể, khả năng diễn đạt phong phú, sinh động của tiếng Việt
GV đưa ra mô hình so sánh:
Vế A Phương diện ss Từ ss Vế B
Trẻ em   Như Búp trên cành
2. So sánh

- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác để tìm ra nét tương đồng và khác biệt giữa chúng.
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Bài tập 1
ớc 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc bài tập 1 và làm vào v
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
ớc 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm:
ớc 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
ớc 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng
- GV củng cố lại kiến thức về từ loại cho HS.
NV2:
ớc 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp: tìm các từ láy mô phỏng âm thanh trong VB Bài học đường đời đầu tiên, ví dụ như véo von, hừ hừ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
ớc 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi;
- Dự kiến sản phẩm: phanh phách, phành phạch…
ớc 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận;
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
ớc 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng
NV3:
ớc 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS tìm và phân tích các từ láy trong các câu văn;
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
ớc 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi;
- Dự kiến sản phẩm:
+ Các từ láy: phanh phách, ngoàm ngoạp, dún dẩy

ớc 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận;
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
ớc 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng
- GV chuẩn kiến thức: nghĩa của các từ láy
  • Phanh phách: âm thanh phát ra do một vật sắc tác động liên tiếp vào một vật khác.
  • Ngoàm ngoạp: nhiều, liên tục, nhanh
  • Dún dẩy: điệu đi nhịp nhàng, ra vẻ kiểu cách.
NV4:
ớc 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc bài tập 4;
- GV hướng dẫn: để giải thích nghĩa thông thường của từ có thể dựa vào từ điển, còn để giải thích nghĩa của từ trong câu cần dựa vào từ ngữ đứng trước và sau nó.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
ớc 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi;
- Dự kiến sản phẩm.
ớc 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận;
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
ớc 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng.
- GV chuẩn kiến thức:
Bài tập 5,6 : giao BTVN
Bài tập 1 SGK trang 20
Từ đơn Từ phức
Từ ghép Từ láy
Tôi, nghe, người Bóng mỡ, ưa nhìn, Hủn hoẳn, phành phạch, giòn giã, rung rinh













Bài tập 2 SGK trang 20
Một số từ láy mô phỏng âm thanh: phanh phách, phành phạch, ngoàm ngoạp, văng vẳng...

















Bài  3 SGK trang 20
  • Phanh phách: âm thanh phát ra do một vật sắc tác động liên tiếp vào một vật khác.
  • Ngoàm ngoạp: nhiều, liên tục, nhanh
  • Dún dẩy: điệu đi nhịp nhàng, ra vẻ kiểu cách.




















Bài 4 SGK trang 20
- Nghèo: ở vào tình trạng không có hoặc có rất ít những gì thuộc về yêu cầu tối thiểu của đời sống vật chất (như: Nhà nó rất nghèo, Dất nước còn nghèo).
- Nghèo sức: khả năng hoạt động, làm việc hạn chế, sức khoẻ kém hơn những người bình thường.
- Mưa dầm sùi sụt: mưa nhỏ, rả rích, kéo dài không dứt.
- Điệu hát mưa dầm sùi sụt: điệu hát nhỏ, kéo dài, buồn, ngậm ngùi, thê lương.
IV. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV yêu cầu HS: viết đoạn văn (5 – 7 câu) nêu suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong VB Bài học đường đời đầu tiên. Chỉ ra từ đơn, từ ghép, từ láy có sử dụng trong đoạn văn.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

I. KHỞI ĐỘNG – Tiết 7
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Khi gặp một từ khó, không hiểu nghĩa, em sẽ có cách nào để hiểu được nghĩa của từ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. Dự kiến sản phẩm: Tra từ điển, đoán nghĩa của từ dựa vào câu văn, đoạn văn mà từ đó xuất hiện.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong vốn tiếng việt phong phú và đa dạng, có nhiều từ ngữ đa nghĩa. Vậy để hiểu được nghĩa của từ có những cách nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

II. CỦNG CỐ KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1 :
ớc 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV đưa ra phiếu HT số 1, HS làm việc cá nhân, viết đáp án ra giấy, và lên thanh chat trong thời gian 3 phút.
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 (thời gian làm: 3 phút)
Câu 1: Yếu tố “vô” trong từ “ vô vị” có nghĩa?
 a. Có.
b. Không.
c. Vào.
d. Vừa không vừa có.
Câu 2: Từ đơn là từ :
a. Do 1 tiếng tạo thành.
b. Do 2 tiếng tạo thành.
c. Do 2 hay nhiều tiếng tạo thành.
d. Do phát âm tự nhiên có thể có hoặc không có nghĩa.
Câu 3: Từ phức:
a.Từ do 1 tiếng tạo thành
b.Từ do 2 tiếng tạo thành.
c.Từ do 2 hay nhiều tiếng tạo thành.
d. Từ do 3 tiếng tạo thành.
Câu 4: Các từ bao bọc, học hỏi, đi đứng, khăn khố thuộc loại:
a.Từ đơn.
b.Từ ghép.
c.Tiếng.
d. Từ ghép
Câu 5: Câu thơ “ Trẻ em như búp trên cành
                      Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” sử dụng biện pháp tu từ :
a.Hoán dụ.
b.So sánh.
c.Nhân hóa.
d. Ẩn dụ

- HS thực hiện nhiệm vụ
ớc 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân.
- Dự kiến sản phẩm:
ĐÁP ÁN
1-d     2- a   3- c   4- b   5- b

ớc 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS viết đáp án của mình lên thanh chát.
- HS căn cứ vào đáp án của GV, tự tính điểm và tiếp tục ghi điểm của mình lên thanh chát.
ớc 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV căn cứ vào đáp án và điểm số của HS để nhận xét việc ghi nhớ kiến thức của HS.
GV nhắc nhở kỹ năng làm bài và chuyển ý.
Đthực hiện được các bài tập trắc nghiệm, HS cần phải nhớ chính xác các khái niệm đã được trang bị trong SGK và để giúp củng cố phần lí thuyết, mời các con cùng chuyển sang phần Luyện tập.
II. CỦNG CỐ KIẾN THỨC
 

III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
-GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1 bài tập theo đúng thứ tự của nhóm mình.
- Thời gian thảo luận là 7 phút.
- Trong khi thảo luận, các nhóm tự cử ra nhóm trưởng để tổ chức trao đổi và ghi chép lại kết quả thảo luận trên tinh thần tự giác, tôn trọng ý kiến của bạn, cùng giải quyết nhiệm vụ. (HS chủ động bật mic, camera khi thảo luận).
- Hết thời gian thảo luận, đại diện nhóm trình bày kết quả theo các hình thức: chia sẻ trực tiếp bài làm; chụp ảnh bài làm và chia sẻ hoặc trình bày miệng…
- HS trình bày sản phẩm thảo luận
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
 Bài tập 1: Tìm và giải thích ý nghĩa một số từ có mô hình cấu tạo như từ cảm hoá: tha hoá, nhân cách hoá, đồng hoá, trẻ hoá, công nghiệp hoá...
Bài tập 2: Đặt câu với từ đơn điệu, kiên nhẫn, cốt lõi.
Bài tập 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn: “Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình trốn vào lòng đất. Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang, như là tiếng nhạc.
Bài tập 4: Tìm lời thoại được lặp lại trong văn bản “Nếu bạn muốn có một người  bạn” và cho biết tác dụng của chúng.
Bước 2: HS trao đổi, thực hiện nhiệm vụ.
-HS đc chia về các nhóm ngẫu nhiên, thực hiện nhiệm vụ.
- Dự kiến sản phẩm ( bên cột phải)
ớc 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
-Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm. Lần lượt từ nhóm 1.
- Sau phần trình bày, đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung kết quả.
- HS viết nhanh đáp án vào trong vở của mình.

ớc 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-GV nhận xét quá trình thành viên các nhóm tham gia thảo luận.
- GV nhận xét hình thức trình bày kết quả của nhóm và tác phong của đại diện nhóm (mức độ thành thạo trong sử dụng các thao tác của phần mềm zoom)
- Đánh giá kết quả thao luận của các nhóm với sản phẩm đã dự kiến trên tinh thần động viên, khuyến khích.
GV rút ra những điều cần lưu ý sau mỗi bài tập:
-Qua BT 1: để giải thích nghĩa của 1 từ, ta có thể vận dụng nhiều cách khác nhau.
- Qua BT 2: Muốn đặt được câu với từ cho sẵn, ta cần phải hiểu được đúng nghĩa của từ đó.
 - Qua BT 3: Tác dụng của BPTT cần gắn vào từng ngữ liệu cụ thể.
- Qua BT 4: Trong khi tạo lập văn bản, muốn nhấn mạnh một nội dung quan trọng, ta có thể chọn cách lặp lại từ ngữ đó.
GV chuyển ý: Và bây giờ, chúng ta cùng vận dụng các kiến thức vừa luyện tập để hoàn thành bài tập số 5- SGK trang 26.
 
III. LUYỆN TẬP


















Bài tập 1/ trang 26
Một số từ có mô hình cấu tạo như từ cảm hoá: tha hoá, nhân cách hoá, đồng hoá, trẻ hoá, công nghiệp hoá....
- Tha hoá: biến thành cái khác, mang đặc điểm trái ngược với bản chất vốn có.
- Nhân cách hoá: gán cho loài vật hoặc vật vô tri hình dáng, tính cách hoặc ngôn ngữ của con người.
- Công nghiệp hoá là quá trình phát triển, nâng cao tỉ trọng ngành công nghiệp ở một vùng hay một quốc gia.

Bài 2/ trang 26
Đặt câu với từ đơn điệu, kiên nhẫn, cốt lõi


Bài  3/ trang 26
- Câu văn sử dụng BPTT so sánh: Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang, như là tiếng nhạc.
 Tác dụng:  so sánh  tiếng bước chân của hoàng tử bé với tiếng nhạc, một thứ âm thanh du dương, mang cảm xúc, gợi ra sự gần gũi, quen thuộc, ấm áp với cáo.


Bài 4/ trang 26
- Những lời thoại được lặp lại: vĩnh biệt, điều cốt lõi trong mắt trần, chính thời gian mà bạn bỏ ra cho bông hồng của bạn, bạn có trách nhiệm với bông hồng của bạn...  tác dụng: nhấn mạnh nội dung câu nói, vừa tạo nhạc tính và chất thơ cho VB.
 


IV. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ.
- GV yêu cầu HS: viết đoạn văn  (5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật hoàng tử bé hoặc nhân vật cáo. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 từ ghép và 2 từ láy.
- Gợi ý:
+ Đọc kỹ câu hỏi.
+ Cần hiểu “cảm nhận” là trình bày suy nghĩ, nhận xét, đánh giá của bản thân về nhân vật ( thuộc kiểu bài văn nghị luận về nhân vật văn học)
+ Tìm ý để viết bằng cách trả lời câu hỏi: nhân vật để lại cho em cảm xúc, ấn tượng chung như thế nào? Đánh giá, nhận xét của em về nhân vật thông qua lời nói, suy nghĩ, việc làm…? Yếu tố nghệ thuật nào góp phần làm rõ tính cách, tâm hồn… của nhân vật.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS vận dụng kiến thức, thực hành viết đoạn văn
Bước 3: Báo cáo kết quả
- HS chia sẻ bài viết của mình.
- Các bạn HS nhận xét về hình thức và nội dung.
Bước 4: Đánh giá hoạt động
- GV nhận xét chung về ý thức viết bài, về cách trình bày sản phẩm và chất lượng sản phẩm.
- GV chuẩn kiến thức: khi thực hành viết đoạn văn cần chú ý về hình thức ( không được chấm xuống dòng, đám bảo đủ số lượng câu văn theo yêu cầu; về nội dung.

V. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
  1. Hoàn thành các bài tập còn lại vào vở viết.
  2. Làm các câu hỏi trang 7, 8 trong Sách bài tập Ngữ văn vào vở soạn văn.
  3. Học thuộc bài thơ “ Bắt nạt” của Nguyễn Thế Hoàng Linh và hoàn thành phiếu học tập về nhà.







 
Phiếu học tập
 
Câu hỏi Đáp án
Câu 1. Nhân vật “tớ” trong bài thơ thể hiện thái độ như thế nào với các bạn bắt nạt và các bạn bị bắt nạt?
 
 
Câu 2. Cụm từ đừng bắt nạt xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ? Theo em, việc lặp lại cụm từ này có tác dụng gì?
 
 
Câu 3*. Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà ẩn chứa ý vị hài hước. Hãy chỉ ra một số biểu hiện của ý vị hài hước đó.
 
 
Câu 4. Mỗi chúng ta có thể từng bị bắt nạt, chứng kiến cảnh bắt nạt hoặc từng bắt nạt người khác. Hãy cho biết em đã làm gì khi ở vào một trong các tình huống trên. Bài thơ có thể khiến em thay đổi cách ứng xử trước chuyện bắt nạt như thế nào?
 
 




 

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

KH THÁNG 1/2025

KH THÁNG 1

Thời gian đăng: 03/01/2025

KH THÁNG 12/2024

KH THÁNG 12

Thời gian đăng: 03/01/2025

KH THÁNG 11/2024

KH THÁNG 11-2024

Thời gian đăng: 12/11/2024

KH THÁNG 10/2024

KH THÁNG 10/2024

Thời gian đăng: 04/10/2024

KH THÁNG 9/2024

KH THÁNG 9/2024

Thời gian đăng: 13/09/2024

KH THÁNG 8/2024

KH THÁNG 8/2024

Thời gian đăng: 30/07/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn biết website trường qua kênh thông tin nào

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây